Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

BẢN TIN SINH HOẠT HỌC THUẬT THÁNG 6/2025

 01/07/2025  6

BẢN TIN SINH HOẠT HỌC THUẬT THÁNG 6/2025

Nhằm tăng cường trao đổi học thuật, kết nối nghiên cứu và cập nhật kiến thức thực tiễn cho giảng viên và sinh viên, Bộ môn Kinh tế ngành – Khoa Kinh tế đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật định kỳ tháng 6/2025 với chủ đề: “Chính sách tiền lương của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước”. Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí khoa học, cởi mở và thu hút sự quan tâm sâu sắc của đông đảo người tham dự.

Chủ đề: Chính sách tiền lương của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước

Thời gian: Ngày 30 tháng 6 năm 2025

Địa điểm: Phòng họp C - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Thành phần tham dự gồm có:

- Đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường,

- Đại diện Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế,

- Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế,

- Toàn thể giảng viên thuộc Bộ môn Kinh tế ngành cùng đông đảo sinh viên các khóa của Khoa Kinh tế.

Điều hành chương trình: TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế ngành.

Trình bày báo cáo: Báo cáo được trình bày bởi 2 giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Thúy Vân – Phó trưởng Khoa Kinh tế

- TS. Nguyễn Văn Công – Trưởng Bộ môn Kinh tế ngành

Nội dung trình bày tập trung vào các trụ cột lý luận và thực tiễn về chính sách tiền lương ở Việt Nam qua các thời kỳ cải cách (1960–2025), với nhiều số liệu cập nhật, ví dụ thực tế và bình luận chính sách sâu sắc. Các vấn đề được phân tích bao gồm:

- Khung lý thuyết về tiền lương và chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;

- Quá trình cải cách chính sách tiền lương qua 5 giai đoạn từ 1960 đến nay;

- Những bất cập còn tồn tại trong hệ thống tiền lương hiện hành;

- Triển vọng cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm và hiệu quả công tác.

Buổi sinh hoạt học thuật đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía giảng viên và sinh viên. Các câu hỏi xoay quanh sự khác biệt giữa chính sách tiền lương trong khu vực công và tư, cũng như các giải pháp để tăng tính cạnh tranh và công bằng của hệ thống lương đã tạo nên không khí thảo luận sôi nổi, mang lại nhiều góc nhìn mới mẻ và thực tiễn cho cả người học và người giảng dạy.

Kết luận: Buổi sinh hoạt không chỉ góp phần nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về một chủ đề kinh tế – xã hội trọng yếu, mà còn thể hiện rõ vai trò của Bộ môn Kinh tế ngành trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

BCN Khoa


BÀI VIẾT LIÊN QUAN