Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

GIỚI THIỆU NGÀNH/ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ SỐ

 22/02/2024  233

GIỚI THIỆU NGÀNH/ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ SỐ

  1. Tổng quan

Kinh tế số là một xu thế tất yếu trong thời đại 4.0 ngày nay. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (CMCN 4.0) với nhóm công nghệ số cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing), robot tự hành, mô phỏng AR/AV, tính toán lượng tử…; Đây có thể coi là những công nghệ tiên phong về công nghệ số trong Thế kỷ 21, vậy để việc tiếp cận và làm chủ được công nghệ số cần có nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ số sẵn sàng đưa công nghệ số vào ứng dụng thực tiễn.

Hiện nay, Chính phủ và nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang sử dụng công nghệ số để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới. Điều này yêu cầu cần có nguồn nhân lực kinh tế số có đủ năng lực để xây dựng và quản lý các mô hình sản xuất, kinh doanh trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phát triển chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện nay rất khan hiếm và tình trạng này dự báo còn kéo dài.

Là một trong những ngành học đón đầu xu hướng nhưng ngành Kinh tế số lại đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng đặc biệt là các vị trí như nhà phân tích kinh tế, nhà khoa học dữ liệu và nhà tư vấn công nghệ. Do đó, khi theo đuổi ngành học này, sinh viên hoàn toàn yên tâm “có việc làm” ngay sau khi tốt nghiệp.

  1. Kỹ năng chính

Kỹ năng nghề nghiệp:

  • Kĩ năng vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn trong xây dựng, tổ chức, tư vấn thự   c hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong thời đại số. Cụ thể:
  • Kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu;
  • Kỹ năng phân tích chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh và thương mại dựa trên nền tảng số; marketing số.
  • Kỹ năng tiếp thị số: kỹ thuật tiếp thị số, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung là điều cần thiết để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ số.
  • Kĩ năng vận dụng thành thạo về công nghệ thông tin và công nghệ số nhằm
    giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn công việc: thiết kế, vận hành và khai thác các công cụ trên nền tảng web, an toàn và bảo mật dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông trong nền kinh tế số;
  • Kỹ năng lập trình cơ bản: đặc biệt là bằng các ngôn ngữ như Python hoặc R, có thể có giá trị cho các nhiệm vụ như phân tích dữ liệu, tự động hóa và phát triển các ứng dụng số.
  1. Kỹ năng Hỗ trợ
  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn;
  • Có khả năng sử dụng tiếng  Anh để trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân, xử lý một số tình huống thông thường trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế số;
  • Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức và điều hành công việc, đủ năng lực để trở thành nhà quản lý, lãnh đạo;
  • Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp
  1. Lý do nên học ngành này

Trong thời 4.0, sử dụng công nghệ thuần thục không chỉ đem đến sự tiện ích cho người dùng mà còn là cách để các bạn trẻ thể hiện phong cách sống hiện đại, năng động. Người học ngày nay thích học Kinh tế số vì các lý do sau:

  • CTĐT Kinh tế số có cơ hội nghề nghiệp cao: Tính linh hoạt của chuyên ngành này đảm bảo rằng bạn được chuẩn bị cho một thị trường việc làm năng động, cung cấp bộ kỹ năng rộng rãi phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động hiện đại.
  • Mức lương hấp dẫn: Lương của người lao động trong lĩnh vực này tương đối cao.
  • Thời gian học tập tại trường là 4 năm và người học có thể học 3 học kì/năm để rút ngắn thời gian học, giúp sinh viên ra trường và có việc làm sớm.
  • Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về Kiến thức chuyên môn - Kỹ năng nghề nghiệp - Ngoại ngữ - CNTT - Kỹ năng mềm - Thái độ sống chuẩn mực - Tính kỷ luật - Thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.
  • Sinh viên được học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế; được trải nghiệm, thực hành, thực tập tại cơ quan, đơn vị, các doanh là đối tác chiến lược của Nhà trường.
  • Kinh tế số là công việc hợp với các bạn trẻ đam mê tìm tòi cái mới, chịu được áp lực cao với tư duy logic.
  1. Triển vọng nghề nghiệp

Ngày nay, Chính phủ và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số. Do đó triển vọng nghề nghiệp cho các cử nhân CTĐT Kinh tế số có thể theo đuổi là:

Các lĩnh vực việc làm:

  • Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực Thương mại điện tử: nhóm công việc liên quan đến Thương mại điện tử, đây là một lĩnh vực thu hút nhiều nhân sự học về kinh tế số nhất hiện nay.
  • Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực Truyền thông số: Truyền thông số là hình thức truyền thông mới khi người ta sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như báo điện tử, tivi, radio, các thiết bị điện tử viễn thông như điện thoại, và internet... để truyền đạt các thông điệp của mình đến với đông đảo quần chúng. Do đó, sẽ rất cần đội ngũ nhân lực ngành truyền thông có chuyên môn để phát triển bền vững.
  • Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số ở cơ quan/doanh nghiệp. Hiện nay, vấn đề chuyển đổi số là một xu thế tất yếu cho mọi tổ chức và doanh nghiệp. Chúng ta phải thực hiện chuyển đổi số sớm vì hành vi của khách hàng hiện nay thay đổi rất nhanh.
  • Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực tiếp thị số: các vị trí như chiến lược gia kỹ thuật số, chuyên gia SEO hoặc người quản lý phương tiện truyền thông xã hội đang chào đón, mang đến cơ hội định hình và thực hiện các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, nâng cao khả năng hiển thị thương hiệu và tối ưu hóa mức độ tương tác của khách hàng. Các nhà quản lý thương mại điện tử tận dụng sự hiểu biết của họ về thị trường số để giám sát các nền tảng bán hàng trực tuyến, lập chiến lược định giá và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Trong lĩnh vực tài chính, sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi các vị trí trong lĩnh vực fintech, bao gồm các vai trò như nhà phân tích thanh toán số, góp phần đổi mới không gian công nghệ tài chính. Các công ty tư vấn tích cực tìm kiếm các chuyên ngành kinh tế số cho vai trò tư vấn chiến lược số, nơi họ hướng dẫn các doanh nghiệp điều hướng sự phức tạp của nền kinh tế số, triển khai các công nghệ biến đổi và duy trì tính cạnh tranh.
  1. Vị trí việc làm

Cử nhân ngành Kinh tế số có thể làm các công việc sau:

  • Cán bộ, chuyên viên làm việc tại bộ phận của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hoặc liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp số hóa, tài chính số và kinh doanh số, làm việc trong doanh nghiệp số, triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.
  • Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành từ trung ương đến địa phương, các ngân hàng, các công ty tài chính, công ty kinh doanh và kinh doanh trực tuyến.
  • Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu.
  • Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, các tập đoàn kinh tế, công ty thương mại, dịch vụ…
  • Chuyên gia hoặc quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số.
  • Chuyên gia quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, Sở, Ban, Ngành
  • Cán bộ, giảng viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng.
  • Tự khởi nghiệp với cơ hội thành công cao trong các lĩnh vực kinh tế số
  1. Điểm nổi bật

Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo Kinh tế số:

- Chương trình đào tạo (CTĐT) Kinh tế số hướng đến đào tạo sinh viên với 03 khối kiến thức nền tảng về Kinh tế, Công nghệ thông tin ứng dụng và Phân tích dữ liệu ứng dụng để có thể thích nghi với môi trường dựa trên nền tảng số hiện nay. CTĐT Kinh tế số nổi bật như một lĩnh vực liên ngành, kết hợp độc đáo các nguyên tắc kinh tế với sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh kỹ thuật số. Yếu tố khác biệt là việc tập trung vào các ứng dụng trong thế giới thực, tích hợp các trải nghiệm thực tế như thực tập và dự án, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp được chuẩn bị tốt để điều hướng nền kinh tế số năng động. Điều này giúp người học có kiến thức vững chắc để tham gia các hoạt động nghề nghiệp và khởi nghiệp kinh doanh trong bối cảnh số hóa hiện nay.

- Đào tạo bám sát thực tế, sinh viên “thực chiến” trực tiếp tại các doanh nghiệp ngay trong từng học phần chuyên ngành.

- Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học.

- Thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến. CTĐT bao gồm các lĩnh vực mới nổi như kinh tế thông tin, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật, phản ánh tính chất hướng tới tương lai của chương trình. Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết sâu sắc về cách công nghệ kỹ thuật số định hình bối cảnh kinh tế, cho phép họ đóng góp một cách có ý nghĩa cho các doanh nghiệp, hoạch định chính sách và nghiên cứu kinh tế trong một thế giới ngày càng số hóa.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN