Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ

 22/02/2024  342

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ

  1. Tổng quan

Ngành kinh tế (Economics) là ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. Là một chuyên ngành mũi nhọn của khối ngành Kinh tế, chương trình đào tạo Kinh tế cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cơ bản, nền tảng và chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế từ đó giúp người học tiếp cận nhanh với thay đổi của nền kinh tế và tạo cơ hội việc làm thu nhập cao cho người học.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực chuyên ngành kinh tế vô cùng đa dạng từ những công việc kinh doanh cơ bản, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn và diễn ra thường xuyên đến những công việc đòi hỏi tính chuyên môn, tuy đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe nhưng đổi lại sẽ nhận được mức lương xứng đáng cũng như cơ hội thăng tiến khi làm việc lâu dài. 

Trải qua nhiều năm phát triển nền kinh tế thị trường, nhu cầu nguồn nhân lực chuyên ngành kinh tế vẫn luôn rất lớn. Nguyên nhân chính là bởi kinh tế là lĩnh vực vô cùng quan trọng, gắn liền với đời sống bên cạnh văn hoá và giáo dục. Do đó, chừng nào thị trường và khách hàng còn đặt ra nhu cầu, chừng đó các hoạt động kinh tế vẫn còn và cần tới nguồn nhân lực.  

  1. Kỹ năng chính

Khi học CTĐT Kinh tế, sinh viên sẽ được học tập và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường, như các kỹ năng về: thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin kinh tế, phân tích và dự báo kinh tế; soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế; kỹ năng lập, phân tích và quản lý dự án đầu tư; các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế,…

  1. Kỹ năng hỗ trợ

Bên cạnh các kỹ năng chính, sinh viên sẽ được học tập và rèn một số kỹ năng khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, giao tiếp, đàm phán, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,... Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ (Tiếng Anh) và tin học trong công việc.

  1. Lý do nên học ngành này

Kinh tế là trung tâm của hầu hết các quyết định trong xã hội từ chính phủ, doanh nghiệp đến các hộ gia đình. Ngành Kinh tế giúp định rõ các mục tiêu và chiến lược kinh tế, tạo ra các cơ chế hiệu quả để đảm bảo tăng trưởng và sự công bằng.

Kinh Tế là CTĐT hữu ích cho các đối tượng mong muốn được trở thành các cán bộ quản lý kinh tế ở các cấp, chuyên viên, tư vấn viên tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các dự án liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh tế - kinh doanh năng động trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.

5. Triển vọng nghề nghiệp

Theo thống kê, ở giai đoạn hiện tại, nước ta vẫn còn thiếu khoảng trên 800.000 lao động thuộc lĩnh vực kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay. Số lượng việc làm các ngành thuộc lĩnh vực này. Được dự báo sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới. Do vậy các sinh viên sẽ dễ dàng tìm được nhiều cơ hội việc làm tốt với những mức lương vô cùng hấp dẫn.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kinh tế có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt, sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Triển vọng có thể trở thành các chuyên gia phân tích chính sách, các nhà đàm phán, tư vấn chuyên nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp, có cơ hội trở thành chính khách qua quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn.

6. Vị trí việc làm

- Công chức quản lý, phân tích, hoạch định chính sách, tham gia tư vấn, giám sát việc triển khai các quyết định quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức đoàn thể, xã hội; các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, từ trung ương đến cơ sở như: Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Ban kinh tế Trung ương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương, Cục thuế, chi cục thuế…

- Chuyên viên phân tích chính sách, tư vấn đầu tư, nghiên cứu, dự báo thị trường, tư vấn quản trị chiến lược, quản lý nhân sự, tư vấn lao động trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp tư nhân

- Phóng viên kinh tế trong các cơ quan báo chí

- Chuyên viên tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị chiến lược, nghiên cứu thị trường, tư vấn lao động, quản lý nhân sự trong các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ đầu tư.

- Chuyên gia nghiên cứu tác động trong việc chi tiêu của chính phủ, chính sách thuế và sự quản lý ngân sách đối với nền kinh tế trong các UBND tỉnh, huyện; Ngân hàng nhà nước, Kho Bạc; Cục thuế, chi cục thuế…

- Tham gia nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề kinh tế hiện đại, kinh tế truyền thống tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế;

- Chuyên viên phân tích dữ liệu trong các Viện nghiên cứu kinh tế; Các tổ chức quốc tế phi chính phủ; Các tổ chức tài chính; Các công ty bảo hiểm

- Cán bộ/ công chức trong UBND cấp tỉnh, huyện, xã; các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội,

- Người theo học chương trình Kinh tế có thể tự thành lập doanh nghiệp để sản xuất hoặc kinh doanh các mặt hàng mà bản thân mong muốn. Trở thành những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý: Có khả năng thành lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cung cấp và phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

7. Điểm nổi bật

Đội ngũ giảng viên của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh trẻ, năng động, nhiệt huyết. Nhiều giảng viên tốt nghiệp tại các trường hàng đầu trong nước và quốc tế, nhiều giảng viên có trình độ PGS, tiến sĩ, thạc sĩ luôn nỗ lực để mang lại cho sinh viên một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Là một trong những trường đi đầu xây dựng chương trình tiếp cận CDIO

Nhà trường cung cấp cho các sinh viên kiến thức và những kỹ năng nghề nghiệp. Tại Khoa Kinh tế, đây là môi trường luôn giúp các sinh viên rèn luyện bản thân, để tăng cường các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm thông qua những hoạt động đoàn hội, thông qua việc tham gia câu lạc bộ và nhiều sân chơi khác. Nhờ đó, sau khi ra trường sinh viên kinh tế dễ dàng tìm việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.

- Chương trình đào tạo Kinh tế được cập nhật những kiến thức mới; Đào tạo bám sát thực tế, sinh viên được tham gia thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp, cơ quan, ...  để được áp dụng kiến thức vào thực tế.

- Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học. Từ đó giúp sinh viên có khả năng lập kế hoạch khởi nghiệp, tự khởi nghiệp, có khả năng kết nối các lĩnh vực khác với nhau thành một nhóm khởi nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của sinh viên kinh tế thường là những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt. Đây đều là những kỹ năng có thể chuyển đổi được, giúp họ dễ dàng thích nghi. Chính vì vậy, sinh viên ngành Kinh tế học ra trường còn có thể làm việc trái ngành với mức lương cao. Các cử nhân có thể tìm kiếm các cơ hội tốt thông qua việc làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như: Xuất nhập khẩu, logistics; Marketing; Đối ngoại; Đầu tư…



BÀI VIẾT LIÊN QUAN